Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 – Khủng hoảng kinh tế tài chính liệu có diễn ra ?
Xin chào anh chị !. Nếu tình cờ nghe được video này, thì tôi xin chúc mừng bạn, chắc chắn đây sẽ là món quà quý giá, mà quý vị nhận được, không phải lý thuyết s

Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 – Khủng hoảng kinh tế tài chính liệu có diễn ra ?

Xin chào anh chị !. Nếu tình cờ nghe được video này, thì tôi xin chúc mừng bạn, chắc chắn đây sẽ là món quà quý giá, mà quý vị nhận được, không phải lý thuyết suông, nó là dự báo trên cơ sở thực tế, thực chiến, tham chiếu từ quá khứ đến hiện tại. bức tranh tài chính kinh tế, chính trị thế giới hiện nay, đang được Minh Trần ghép nốt những mảnh cuối cùng, giúp các bạn nhìn rõ thực tại của tương lai gần sắp diễn ra, qua đó phòng tránh những rủi ro, đồng thời nhận diện được thiên thời, nắm bắt thời cơ vô cùng lớn trong đầu tư.. Vâng anh chị ạ, Tình hình thế giới sau đại dịch, đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn, về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng đang tiếp diễn, thị trường chứng khoán giảm mạnh, áp lực giữ tỷ giá, buộc ngân hàng nhà nước bán ra 21 tỷ đô, tính từ đầu năm, sức ép sẽ còn lớn hơn trong những tháng cuối năm 2022 này.

Dưới sự chỉ đạo sâu sát của chính phủ, hệ thống kinh tế Việt Nam, đã, đang chống chọi lại áp lực suy thoái của kinh tế toàn cầu. Đến nay có thể nhìn rõ những khó khăn, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài tiếp diễn, qua đó xác định những thách thức sẽ phải đương đầu trong năm 2023 sắp tới. Chúng ta biết rằng, sau ảnh hưởng của đại dịch, chiến tranh, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng, lạm phát bùng lên khắp nơi, kinh tế toàn cầu đang giai đoạn suy thoái, cục dự trữ liên bang Mỹ FED, tăng lãi suất cơ bản lần thứ 3 liên tiếp, lên biên độ mới, 3 đến 3,25%. Đây là mức cao nhất tính từ tháng 1 năm 2008. Xu hướng tăng chắc chắn chưa dừng lại, bởi lãi suất thực tại Mỹ đang âm, gọi nôm na là lãi suất thực âm. Để anh chị hiểu một cách đơn giản, đó là lãi suất huy động hiện nay, đang vào khoảng 6 đến 6,5%, thấp hơn lạm phát, CPI hiện ở mức trên 8%. Khi lạm phát tăng cao, người dân, doanh nghiệp, xứ cờ hoa có khuynh hướng co lại, tìm kênh tài sản trú ẩn, dòng tiền ít đầu tư sản xuất, tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Chính vì vậy FED buộc phải tăng lãi suất, nhằm giữ giá đồng bạc xanh, kéo dòng vốn ra khỏi vùng an toàn, đồng thời hạ nhiệt lạm phát.

Nguyên nhân CPI tăng mạnh gần đây, là bởi, thời gian trước đó Mỹ duy trì mặt bằng lãi suất rất thấp, xuyên suốt giai đoạn đại dịch covid 19, chính phủ liên bang tung ra nhiều gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp. Khi lạm phát bùng lên, kéo theo bong bóng chứng khoán bất động sản, muốn dập lạm phát, FED sẽ cần ít nhất 2 đợt tăng lãi suất cơ bản, điều đó có thể diễn ra vào cuối năm nay, cho tới đầu quý 2 năm 2023. Động thái của cục dự trữ liên bang Mỹ, đẩy đồng đô la liên tục tăng giá, tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ các nước mạnh tay, siết van tín dụng. Việt Nam không phải ngoại lệ, hiện nay lãi suất ngân hàng đang tăng mạnh, dòng tiền khan hiếm, các thị trường tài chính trầm lắng, thanh khoản teo tóp. Tín dụng căng thẳng. Giới đầu tư bất động sản, chứng khoán, đối mặt những thách thức nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, tôi biết nhiều anh chị đang bất an, đặt ra câu hỏi, liệu rằng sang năm 2023, kinh tế sẽ thế nào, có khủng hoảng đổ vỡ hay không ?.

Để làm rõ bức tranh toàn cầu hiện nay đang ở đâu, chúng ta cần xâu chuỗi các mảnh ghép, từ quá khứ đến hiện tại, qua đó nhìn thấy tương lai gần sẽ diễn ra như thế nào. Vâng, anh chị ạ, Hơn 14 năm trước, khi Minh Trần còn đang lăn lộn với nghề trading, lúc bấy giờ là khoảng đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong xu hướng downtrend, sau khi tăng nóng những năm trước đó. Khi ấy lạm phát khắp nơi bùng lên rất dữ dội, khủng hoảng năng lượng đẩy lên đỉnh điểm, giá dầu thế giới liên tục lập đỉnh, tăng từ 40 lên 147 usd vào tháng 7 năm 2008. An ninh lương thực diễn biến toàn cầu, giá lúa gạo tăng cao, hàng hóa liên tục trượt giá. Điều đó buộc các chính phủ phải mạnh tay tăng lãi suất, nhằm giữ giá tiền nội tệ. Bấy giờ kinh tế thế giới chao đảo, tôi còn nhớ khoảng tháng 9 năm 2008, ngân hàng top 4 của Mỹ, Lehmann Brothers tuyên bố phá sản, chỉ 3 tháng sau, cuối năm 2008 thêm vụ lừa đảo chấn động của Madoff, người này từng là chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq, có danh vọng rất lớn, các ngân hàng, các tài phiệt lớn vỡ nợ, là giọt nước tràn ly, đổ vỡ niềm tin của giới đầu tư toàn cầu.

Để hiểu rõ hơn căn nguyên dẫn đến siết van tín dụng, kiềm tỏa lạm phát giai đoạn hiện nay, khác biệt gì với thời điểm 2008. Chúng ta cần biết rằng, Giai đoạn trước 2008, suốt thời gian dài, FED neo mặt bằng lãi suất thấp, các ngân hàng cho vay dưới chuẩn, việc cho vay tràn lan, xét duyệt tài sản thế chấp qua loa, thiếu kiểm soát, âm ỉ thời gian dài, đến lúc các khoản vay bị siết, nợ xấu bung bét, tất yếu, thế giới lâm vào khủng hoảng. Tại Việt Nam lúc bấy giờ, ngoài sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, phản ứng của thị trường tín dụng khá tiêu cực. Khan hiếm nguồn tín dụng. Đầu năm 2008, Minh Trần nhớ là khoảng tháng 3, ngân hàng nhà nước bơm 33 nghìn tỷ đồng để giải cứu, nhưng trong quá trình tái cơ cấu những khoản vay, và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu bắt buộc, các ngân hàng thương mại khi ấy, khước từ phần lớn yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, lạm phát gia tăng, cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên rất cao, có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%. Căng thẳng vô cùng, khi giá dầu thế giới tăng lên mức 147 đô la. Xuyên suốt năm 2008, nước ta áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, nhằm kiềm chế lạm phát, những ai hiểu về kinh tế học sẽ biết rằng, trong quá trình điều tiết kinh tế, các nhà hoạch định, rất khó để xử lý bộ ba bất khả thi, không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm, chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả, và tự do lưu chuyển vốn. Khi tăng lãi suất để áp chế lạm phát, đồng nghĩa với vô vàn khó khăn, đè nặng lên hệ thống doanh nghiệp, lãi suất tăng dẫn đến chi phí, giá vốn đầu vào cao, buộc phải tăng giá bán đầu ra, điều đó làm cho sức tiêu thụ yếu, thu nhập sụt giảm, các gia đình các doanh nghiệp, bóp mồm bóp miệng, chi tiêu ít hơn, mà chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, tổng chi tiêu sụt giảm đồng nghĩa tổng cầu suy yếu, dẫn đến vòng quay vốn chậm, kinh tế trì trệ, áp lực đáo nợ quay vòng toàn hệ thống.

Chúng ta đã trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài, giới chuyên gia nhìn rõ nguyên nhân, bản chất vấn đề, các nhà hoạch định thời nay, giai đoạn thủ tướng Phạm Minh Chính, có rất nhiều kinh nghiệm, vận hành tốt hơn công cụ phòng tránh, nhưng tác động bất ngờ của đại dịch Covid 19 kéo dài, đã khiến nguồn lực dự trữ suy yếu. Việc bơm tiền hỗ trợ, giãn nợ khối doanh nghiệp suốt mấy năm qua, đang tạo ra áp lực lạm phát lớn. Bên cạnh đó, chiến tranh và căng thẳng địa chính trị giữa các nước lớn, đẩy giá dầu, giá hàng hóa, lương thực tăng cao thời gian vừa qua, tác động rất xấu tới nền kinh tế, tình hình chưa tới mức căng thẳng như quá khứ 2008, nhưng tuyệt đối không được lơ là chủ quan, bởi thế giới giờ đây quá nhiều biến số khó lường, trong khi dư nợ tín dụng toàn hệ thống, quy mô gấp bội so với 14 năm trước.

Mùa đông đang tới, khi mà khủng hoảng khí đốt châu âu cận kề, lạm phát khối EU chắc chắn còn tăng nóng. Công ty mẹ của rất nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, sẽ đứng trước nguy cơ phá sản, nhu cầu rút vốn khỏi những nền kinh tế mới nổi, như nước ta, để mang tiền về cứu công ty mẹ, hoàn toàn có thể tái diễn, trong giai đoạn cuối năm nay đầu năm 2023. Chính vì vậy, áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối, dự báo sẽ căng thẳng hơn trong những tháng tới. Hiện nay kinh tế đất nước vào chu kỳ khó khăn, áp lực lớn đối với công tác điều hành, nhưng xét một cách khách quan thì Việt Nam đã lường trước, chính phủ ta đang rất linh hoạt điều tiết kinh tế vĩ mô. Rõ ràng không thể siết tín dụng được mãi, bởi siết lâu doanh nghiệp sẽ đình trệ, phá sản, tổn hại vô cùng lớn. Theo quan sát của Minh Trần, tôi cho rằng thời nay, thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ điều hành mở van tín dụng từng bước, thông qua thúc đẩy đầu tư công, một phần chảy qua hệ thống ngân hàng, chứ không bơm trực tiếp, ồ ạt trong thời gian ngắn như thời 2009.

Báo chí lề phải đã bắt đầu lobby chính sách, chúng ta sẽ không thể mãi kiềm tỏa lạm phát thấp, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, điều đó là bất khả thi, nếu muốn kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023. Chính vì vậy, dự báo, khả năng rất lớn, sẽ phải bơm tiền vào đầu năm sau, mở van tín dụng, nới room cho vay, bên cạnh triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, dành cho những người nghèo, người yếu thế, vùng dân tộc thiểu số. Quốc hội đã cho phép áp dụng cơ chế thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập với một số dự án lớn, đây là bước đi cần thiết, để giải ngân nguồn vốn đang bị ách tắc, trì trệ trong đầu tư công. Còn nhớ thời điểm 2009, các quốc gia bao gồm cả Việt Nam, buộc phải tung ra những gói QE, bơm tiền cho doanh nghiệp vay, giải cứu nền kinh tế, lúc bấy giờ vàng tăng giá chóng mặt, nhảy từ mức 18 lên sát 50 triệu mỗi lượng. Ngay sau đó tiền chảy mạnh sang đất nền, tạo ra cơn sốt rất lớn giai đoạn 2009 đến cuối 2010, nhà đất khu vực phía bắc lúc bấy giờ, mặt bằng chung tăng gấp 3 lần.

Bất động sản, vàng SJC, sốt nóng, tiền mất giá, khiến cho lạm phát tiếp tục bùng lên, đến cuối năm 2010, lãi suất tăng khủng khiếp, nước ta lún sâu trong khủng hoảng kinh tế, chật vật giải quyết hậu quả giai đoạn 2011, 2012. Bức tranh lịch sử còn đó, kinh nghiệm thương đau trong công tác điều hành sai lầm, thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi vậy lần này quy mô, khoảng cách các gói tín dụng bơm ra sẽ khác, không có chuyện cung tiền ồ ạt, dòng vốn chắc chắn có sự nắn siết điều chỉnh, để hạn chế đầu cơ vào vàng và đất. Vẫn biết rằng khối tư nhân sẽ lách luật, vay sản xuất, nhưng thực tế tiền lại luân chuyển bơm vào bất động sản, điều đó khó tránh khỏi những đợt tăng giá mạnh trên thị trường nhà đất, nhưng mức độ sẽ bị hạn chế hơn, chính phủ nắm trong tay nhiều công cụ thuế, chế tài đủ mạnh, không để xảy ra tình trạng bong bóng.

Chính sách neo giá vàng SJC, cao hơn nhiều so với thế giới, thực tế đang là biện pháp nước ta chống nạn đầu cơ thị trường này, bên cạnh đó luật đất đai sắp ra đời, bỏ khung giá, siết phân lô tách thửa, một trong những giải pháp tối ưu, để minh bạch thị trường bất động sản, giảm thiểu các hành vi làm giá lũng đoạn nhằm trục lợi. Muốn đánh giá đầy đủ hơn về triển vọng kinh tế nước ta năm 2023, anh chị cần biết rằng, vào năm 2024, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ rất quan trọng. Rõ ràng đảng dân chủ, thế lực đang nắm quyền sẽ không để mất uy tín trước thềm bầu cử, không có chuyện để mất ghế tổng thống, giữa nhiệm kỳ vào tay đảng Cộng Hòa, phía sau chính đảng dân chủ, là những chuyên gia, cố vấn, cáo già đầu đầy sạn. Quý vị cần biết rằng tất cả cuộc chơi về kinh tế, chính trị, từ chiến tranh, dịch bệnh, bong bóng đầu cơ, đến khủng hoảng bán tháo, đều có sự sắp đặt của nhà tạo lập, họ là giới tinh hoa của nhân loại, ông trùm của các đời tổng thống Hoa Kỳ. Ai chưa hiểu điều này nên tìm nghe lại video tôi chia sẻ, về bí mật của giới tinh hoa, mà Minh Trần đã đăng tải trên youtube kênh tài chính cách đây 2 năm.

Theo quan điểm cá nhân, tôi nhìn nhận, FED sau 2 đợt tăng lãi suất tiếp theo, lạm phát sẽ quay đầu giảm mạnh kể từ quý 3 năm sau, khi đó kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, tăng trưởng trở lại vào đầu năm 2024. Giới truyền thông sẽ bơm thổi về uy tín của ngài tổng thống, đảng dân chủ tiếp tục giữ ghế thành công. Đánh giá một cách khách quan, mặc dù có chung những rủi ro hiện hữu, so với thời điểm 2008, nhưng xét một cách tổng thể, kinh tế thế giới hiện nay đã khác 10 năm trước, nhân loại có nhiều hơn các công cụ điều tiết, bình ổn thị trường, bức tranh suy thoái được nhận diện sớm, dù khó khăn nhưng các thị trường sẽ ổn định tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm 2023. Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động hiện nay, đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu cơ quốc tế. Các nhà ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia, với tài sản hàng nghìn tỉ USD, đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu, đầu vào sản xuất quan trọng.

Lần lượt dầu thô, lương thực, cho đến giá vàng, chắc chắn sắp trở thành đối tượng tập trung đầu cơ cao. Tiền tệ và tài sản tài chính của các quốc gia, sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp, theo một kịch bản xấu ngắn hạn. Tuy nhiên trong đầu tư, quý vị cần biết rằng, các cá voi lớn thấu hiểu, họ có thừa kinh nghiệm để nắm bắt cơ hội, thời cơ, bởi khó khăn với số đông, luôn là vận hội làm giàu của giới tinh hoa. Những giai đoạn khó khăn nhất, thời khắc mà truyền thông tạo ra sự hoang mang, sợ hãi của đám đông, thường là lúc tích lũy tài sản giá rẻ béo bở nhất. Đối với tình hình trong nước, 9 tháng tới sẽ là giai đoạn khó khăn, nhưng đồng thời chính là cơ hội để tích sản giá rẻ, như tôi dự báo cách đây 2 năm, trong video tín dụng bất động sản tăng cao, cảnh báo về khả năng vỡ nợ của FLC và Tân Hoàng Minh, lúc bấy giờ Tân Hoàng Minh bị SHB bán giải chấp tài sản, nhiều người khi ấy còn ham mua trái phiếu lãi suất cao, tiếp tục lao vào đầu tư bất chấp rủi ro, đến hiện nay, như chúng ta đã thấy cả FLC cùng Tân Hoàng Minh, chủ tịch hai tập đoàn đều đã bi bắt.

Việc lường trước, dự báo sớm các biến cố lớn, giúp chúng ta phân bổ vốn hợp lý, giữ được tiền trong những thời điểm quan trọng. Đối với chính phủ, bắt siết nhóm lũng đoạn, hạn chế được làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro quá lớn. Thời khắc cuối năm nay, đầu năm tới, chứng khoán sẽ chạm đáy, đi ngang tích lũy, bắt đầu hồi phục kể từ quý 2. Bên cạnh đó giá vàng sẽ tăng nóng, dự báo cuối năm sau, kim loại quý thế giới, tăng mạnh như thời 2009, SJC nhiều khả năng vượt 100 triệu đồng mỗi lượng. Thị trường nhà đất đang thay máu, vài tháng tới là giai đoạn căng thẳng tín dụng, còn nhiều khó khăn, nhưng đồng thời chính là cơ hội, bởi trong nguy luôn có cơ, dự báo thời điểm bơm tiền kích cầu 2 quý đầu 2023, sẽ tích lũy một đợt sóng tăng rất lớn nửa cuối năm sau, đối với phân khúc đất nền đã hoàn thiện pháp lý, quý vị cân nhắc tìm mua lại những bất động sản bị ngộp, có vị trí đẹp, pháp lý sổ đỏ, đầu tư tầm nhìn 2 đến 3 năm, chắc chắn sẽ thắng lớn.

Đầu năm 2022, Minh Trần đã khuyến nghị các anh chị em rất nhiều lần, dự báo chứng khoán Việt Nam sau nhiều bulltrap, đích đến sẽ là ngưỡng cận 1000 điểm, khi ấy nhiều người chưa tin, phàn nàn vì cho rằng tôi đang chim lợn, các anh em KTC thân thiết, đã short và nuôi phái sinh từ vùng 1550, tiếc rằng đa số chốt lời hơi sớm, ít người chờ được đến cuối năm nay. Nếu bạn tình cờ nghe video của Minh Trần, nên biết mỗi dịp đầu năm, tôi luôn đưa ra kế hoạch quan trọng về tỷ lệ phân bổ vốn, chia tiền vào các phân khúc, đối với chứng khoán năm 2022, hẳn anh chị em đã hiểu, vì sao tôi khuyên mọi người chỉ nên đầu tư tối đa 10%, đối với thị trường coin, Minh Trần khuyến nghị mọi người rút hết ra ngoài từ cuối năm ngoái, năm 2022 và 2023, xác định thị trường còn xấu, bitcoin còn giảm xuống ngưỡng quanh mức 10 ngàn đô trong năm sau.

Dành 30% gửi tiết kiệm, phần vốn còn lại ưu tiên phân khúc bất động sản giá rẻ, đón đường quy hoạch, hay đất nền công nghiệp. Tuyệt đối không vay, bởi tôi biết sẽ có giai đoạn như hiện nay, sắp đến thời điểm tiền mặt là vua, khi lãi suất tăng cao. Thời gian tới có những nhịp hồi ngắn hạn, bulltrap, nhưng tuyệt đối chưa phải là đáy, căng thẳng khó khăn lớn hơn thường vào cuối năm, chỉ nên lướt sóng tỷ trọng nhỏ để bám sát tình hình chung, tuyệt đối không margin. Theo kinh nghiệm của Minh Trần, nhiều cổ phiếu đã chiết khấu đủ sâu, đa số các mã trước đây tôi chốt lời vùng đỉnh đã giảm gần 70%, theo phân tích kỹ thuật, còn một nhịp giảm nữa trước khi tích lũy chu kỳ hồi phục, chúng ta sẽ bắt đầu mua chứng khoán, tăng tỷ trọng nắm giữ khi số đông kiệt quệ, thay máu hoàn toàn, kế hoạch đầu tư, nắm giữ trên thị trường này là vào khoảng nửa đầu năm 2023.

Việc chính phủ sắp ban hành luật đất đai mới, bỏ khung giá, chặn nâng thổ để phân lô tách thửa, sẽ làm phân hóa thị trường rõ rệt, xu hướng lạm phát, làm cho phân khúc bất động sản dự án, trở thành kênh trú ẩn tài sản tối ưu. Khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm, đi trước đón đầu, chọn lô đẹp, pháp lý chuẩn chỉ, có vị trí kinh doanh tốt, chắc chắn lợi nhuận cao, bởi chi phí đầu vào đội giá, do đền bù cơ chế thị trường. không còn chuyện chủ đầu tư nhỏ tay không bắt giặc, dự luật tiến tới cấm hoàn toàn các hình thức huy động vốn lúa non, đa cấp lừa đảo, sản phẩm đầu tư đi vào thực tế, điều đó đồng nghĩa sự khan hiếm nguồn cung, do số ít chủ đầu tư đủ pháp lý điều kiện mở bán, thị trường thiết lập mặt bằng giá mới. Làn sóng M&A thay máu tái diễn, sẽ thúc đẩy giá bất động sản dự án lên cao. Chúng ta biết rằng, chính phủ thúc đẩy đầu tư công vào hạ tầng, phân khúc đất nền thổ cư giá rẻ, đón đường lớn, gần các dự án công nghiệp tập trung, là một lựa chọn, tuy nhiên nếu muốn hiệu quả, anh chị cần phải chuyên sâu. Ngay sau khóa đào tạo bất động sản sắp tới, trong tháng 10, tôi sẽ đưa các học viên đi thăm thú review khắp nơi, tiện thể ghé qua các vị trí bất động sản Minh Trần đang nắm giữ, mở mang kinh nghiệm, kiến thức, qua đó nhận diện bức tranh cơ hội, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn thách thức.

Các bạn ạ, Vạch định kế hoạch đầu tư, quản lý phân bổ vốn, không chỉ cần chú ý đến các biến số kinh tế vĩ mô như đầu tư, tiết kiệm, lãi suất, lạm phát, mà còn phải hòa hợp, tác động của các yếu tố hành vi tâm lý thị trường, truyền thống trú ẩn tài sản, sự khác biệt của các nước á đông, xu hướng tích sản, quyết định lựa chọn đáp ứng nhu cầu theo học thuyết Maslow, lợi ích đầu tư, thời gian và mục tiêu chốt lời. Lạm phát sắp tới là một cản trở lớn, siết lạm phát sẽ gây áp lực lên nền kinh tế, khó khăn đối với các thị trường. Nhưng qua đó cũng thay máu nhóm nhà đầu cơ ăn sổi, bóc ngắn cắn dài, mở ra cơ hội cho Minh Trần, cùng các anh chị em KTC, những nhà đầu tư thông minh thực tế và thực chiến. Thời lượng video đã dài, những điều cần chia sẻ tôi đã phân tích đầy đủ, nghe hiểu, ứng dụng tới đâu, phụ thuộc vào tầm nhìn của quý vị. Minh Trần mong rằng các phân tích trên, giúp anh chị nhận diện khó khăn sắp phải đối mặt, bên cạnh đó là thời cơ, vận hội làm giàu sẽ đến với mỗi chúng ta.

https://youtu.be/RZZoCT8wAKEDự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 – Khủng hoảng kinh tế tài chính liệu có diễn ra ?
Xin chào anh chị !. Nếu tình cờ nghe được video này, thì tôi xin chúc mừng bạn, chắc chắn đây sẽ là món quà quý giá, mà quý vị nhận được, không phải lý thuyết s