Mẹo xài tiền cho người không biết giữ tiền

Mẹo xài tiền cho người không biết giữ tiền
Làm lụng chỉ để cất tiền đi à? Sống mà không hưởng. thì sống làm gì nữa, vv…. Chào các bạn! Video ngày hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn. 6 mẹo xài tiền dành cho những người không biết xài tiền. Không

Mẹo xài tiền cho người không biết giữ tiền

Làm lụng chỉ để cất tiền đi à? Sống mà không hưởng. thì sống làm gì nữa, vv…. Chào các bạn! Video ngày hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn. 6 mẹo xài tiền dành cho những người không biết xài tiền. Không biết xài tiền là sao?. Có rất nhiều kiểu không biết xài tiền nhưng trong video này. không biết xài tiền tức là giống như mình. tức là không bao giờ dự tính, áng chừng, hay lập kế hoạch chi tiêu cho bất cứ việc gì. tại vì mình không muốn đơn thuần là đọc cho bạn. mấy công thức tính toán chi tiêu như trên mạng có rất nhiều rồi. mình muốn chia sẻ với bạn những mẹo mà chính mình đã áp dụng. để có một tình hình tài chính không đến nỗi nào như ngày hôm nay. Mình hoàn toàn không phải là một người tính toán giỏi hay giữ tiền giỏi. thế nhưng nếu mình làm được thì bạn cũng làm được. Những mẹo này cực kì đơn giản và bạn sẽ có thể làm theo ngay hôm nay.

Bởi vậy hãy ngồi xem tiếp nhé!. Mẹo đầu tiên có thể nói là lợi hại nhất của mình. là để tiền tiết kiệm ra ngay khi nhận lương. Mỗi tháng ngay khi mình có tin báo nhắn lương, thì việc đầu tiên mình làm. là dùng internet banking trên điện thoại, mình chuyển ngay một phần lương vào tài khoản tiết kiệm điện tử. Con số này mình không thể đưa ra chính xác cho bạn. tại vì thu nhập cũng như nhu cầu mỗi người mỗi khác. Nhưng một mẹo để xác định con số mà bạn có thể tiết kiệm. là bạn liệt kê ra những chi phí tối quan trọng, cộng nó lại. rồi lấy lương trừ đi cái số đó là ra cái số tiền mà bạn có thể tiết kiệm. Chi phí tối quan trọng là gì?. Là những khoản không tiêu là chết!!!. Ví dụ: tiền nhà, tiền hóa đơn, tiền cơm, tiền di chuyển. Những khoản còn lại có thể cần thiết. nhưng không tiêu thì cũng không chết, thì tùy bạn tính toán xem.

Chi phí tối quan trọng là bao nhiêu, tiền cần tiêu thêm là bao nhiêu,. số còn lại bạn để tiết kiệm. Nếu không ước lượng được cái số tiền tiêu thêm. thì bạn áng chừng theo kiểu: bây giờ lương mình 10 đồng. nếu mình để tiết kiệm 4 đồng thì 6 đồng còn lại mình có sống được hay không. Nếu thấy 6 đồng không ổn phải 8 đồng mới sống được thì để ra 2 đồng còn lại. Số phần trăm lương mà bạn để được ra hàng tháng sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập của bạn nữa. Thu nhập cao thì % lương tiết kiệm được sẽ lớn. Có nhiều thì tiết kiệm nhiều, có ít thì tiết kiệm ít. Nhưng cái việc để tiền tiết kiệm ngay khi nhận lương. sẽ giúp bạn duy trì tiền tiết kiệm và cảm thấy thoải mái với số tiền còn lại. Nếu ngay từ đầu tháng mình đã để tiền tiết kiệm ra đấy rồi. thì mình sẽ không cần quá đong đếm chi tiêu số tiền còn lại nữa. Đây là lỗi mà nhiều người mắc phải, tức là.

Nhiều người thường nghĩ có tiền thì cứ tiêu đã, rồi đến cuối tháng. còn bao nhiêu thì để ra bấy nhiêu. Những người với suy nghĩ như thế này thường không để ra được đồng nào cả. Và nếu quanh năm suốt tháng vẫn cứ làm nhiêu, ăn (bấy) nhiêu. thì sẽ không bao giờ bạn có tiền để làm việc lớn. Và như thế cũng rất nguy hiểm tại vì cuộc sống nhiều bất trắc mà, không biết được thế nào. cho nên là nếu chưa để ra được tiền để đầu tư này nọ. thì ít nhất bạn cũng phải có một khoản đề phòng trường hợp ốm đau bệnh tật, mất việc các thứ. vì thế trước khi tiêu thì để ra trước. Mẹo thứ 2 đi song song với mẹo vừa rồi luôn chính là kiếm thêm. Kiếm thêm bao nhiêu mà tiêu bằng hết thì cũng không ăn thua. Nhưng mặt khác, nếu bạn chỉ cố gắng dành dụm mà không cố kiếm thêm thu nhập. thì cũng khổ lắm! Ngoài đồng lương từ công việc chính.

Thì các bạn cũng có thể tìm hiểu xem có các cách kiếm thêm nào phù hợp với mình. Chưa nói đến cái phương án rõ ràng là đi làm thêm ở công ty nào đó nha. thì bạn cũng có thể hoàn toàn kiếm thêm thu nhập tại nhà với tư cách cá nhân. Nếu xinh đẹp thì đi làm người mẫu chụp hình. nếu giỏi máy tính thì thiết kế trang web cho người ta. nếu mà tốt ngoại ngữ thì đi phiên dịch thuê, đại khái vậy. nói chung có 1 tỷ cách để bạn kiếm thêm. chỉ cần bạn chủ động tìm kiếm và bạn chăm chỉ mày mò làm việc thôi. Và sau khi kiếm được thêm thu nhập thì bạn cần phải vượt qua được. cái cám dỗ tiêu hết cái số tiền đó. Nhiều khi cầm số tiền kiếm thêm trên tay mình dễ rơi vào cái bẫy là mình nghĩ:. “Ôi mình đã để ra cái khoản tiết kiệm tiền lương rồi,. bây giờ có tiền thêm như thế này sao mình không tận hưởng một tí, sao mình không tiêu đi”.

Nhưng mà đây là lúc mà bạn cần có đủ bản lĩnh để bỏ hết số tiền đó vào tiền tiết kiệm. Nói đến đây thì mình đoán sẽ có những bạn kéo xuống ngay để comment những câu kiểu như là:. Làm lụng chỉ để cất tiền đi à? Sống mà không hưởng. thì sống làm gì nữa, vv…. Nhưng từ từ, giãn cái đôi tay anh hùng bàn phím lại tí nghe mình giải thích đã. Đây chỉ là chia sẻ của mình nếu bạn. đang không hài lòng với cách xài tiền của bản thân và muốn thay đổi. chứ nếu bạn đã vui vẻ hài lòng rồi, bạn hoàn toàn quản lý được tiền bạc rồi. thì bạn không cần phải xem những cái video như thế này để làm gì cả :). Theo cá nhân mình í, thì còn trẻ thì phải biết để tiền ra. các bạn biết tại sao không? Vì ở tuổi này nếu các bạn ngẫm lại. một cách khách quan ra thì phần lớn số tiền bạn đang tiêu. là dành cho những hoạt động giải khuây, kiểu như.

Mua quần áo, ăn hàng, đi chơi, xem phim,. đi quán bar, mua đồ chơi đắt tiền để chứng tỏ. mình không thua kém ai. Giải trí là cần thiết. nhưng những cái này nó qua nhanh và nó hời hợt lắm các bạn ạ. Để tiền ra đấy để đến lúc có việc lớn mình có tiền mình làm. Giờ so sánh như thế này cho đơn giản này. Nếu bạn bỏ vài buổi nhậu nhẹt, vài buổi ăn nhà hàng, vài bộ quần áo. mặc một thời gian là chán, nếu bạn bỏ qua những cái đó thì có lẽ. cũng không phải là bỏ lỡ quá nhiều đâu. Nhưng đến lúc bạn muốn có tiền. để đặt nền móng cho căn nhà đầu tiên của mình. hay tiền để khởi đầu công ty mà bạn muốn. Đến lúc đấy mà không có tiền thì lỡ hơi nhiều. Ai cũng có ưu tiên của riêng mình nên hãy tiêu tiền vào thứ mà bạn muốn nhất. làm cho bạn vui nhất, nhưng gợi ý của mình là. hãy bớt tiêu những cái thứ nhỏ nhỏ, không thật sự quan trọng.

Để dành cho những cái việc lớn. Mẹo thứ 3 hơi riêng tư một chút. Cái này là rất tùy các bạn thôi nhưng ở vị trí của một đứa không thực sự chi li. hay là có kế hoạch trong chi tiêu như mình í, thì đây là 1 cái mẹo rất hữu ích. đấy là tránh xa các loại thẻ tín dụng. Có rất nhiều các loại thẻ ngân hàng với rất nhiều tên gọi khác nhau mà mình cũng không biết chính xác hết. nhưng mà về cơ bản theo mình biết thì có 2 dạng thẻ:. thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ là thẻ mà mình dùng, tức là tiền được chuyển vào đó. sau đó tiêu bao nhiêu thì trừ đi bấy nhiêu. Còn thẻ tín dụng thì ngược lại. tức là trong đó bản thân nó không có tiền, bạn cứ quẹt thẻ bạn tiêu trước. rồi cuối tháng bạn lên ngân hàng bạn trả cái số đó lại. Đồng ý là ngân hàng có các dịch vụ đặt hạn mức. tức là bạn có thể để giới hạn của cái thẻ đó ở mức mà bạn muốn.

Tiêu hết rồi sau đó ngân hàng người ta báo. thế nhưng mà cái việc dùng tiền chưa phải của mình vẫn có rất nhiều vấn đề. Ví dụ nhá, tháng bạn kiếm được 20 triệu, thế là bạn làm cái thẻ tín dụng hạn mức 20 triệu. để xài trước rồi khi nào bạn nhận lương bạn trả lại cái khoản đấy, ok!. Nói giả dụ thế thôi chứ mình cũng thấy ít ai. mà đặt hạn mức thẻ đúng bằng số tiền mình kiếm ra lắm. đặt hơn không à!. Thế thôi coi như tháng này bạn đã quẹt thẻ hết 20 triệu đi. rồi chờ đến ngày nhận lương để trả lại nghe nó rất là hợp lý phải không. Nhưng mà bây giờ đùng một cái bạn hỏng mất cái tủ lạnh. Bạn không thể sống thiếu các tủ lạnh được, bạn phải mua mới ngay. đi tong 15 triệu, bây giờ bạn lấy tiền đâu?. Khi bạn không có trong tay số tiền mà bạn đã tiêu, thì bạn thành con nợ. mà nợ thì không bao giờ tốt. Nói tóm lại là với những bạn không kiểm soát chặt chẽ chi tiêu như mình í,.

Thì tốt nhất là nên tiêu tiền mà đã ở trong túi mình rồi. không nên xài trước rồi trả nợ sau, ha :D. Mẹo thứ tư là quy tắc “một tuần” trong mua sắm. Quy tắc này mình áp dụng từ rất lâu rồi. mà nó cực kỳ hiệu quả. Bạn cần phải hiểu rằng bạn mua sắm nhiều khi không phải là vì bạn cần mà vì bạn muốn. vì nó làm bạn cảm thấy vui vào cái lúc đó. Trong tâm lý con người thì có rất nhiều cảm xúc gắn liền với việc mua sắm. cho nên bạn cần phải tự hiểu bản thân mình rất rõ. Có những người mua sắm những món đồ họ không thật sự cần là vì. vì họ muốn chứng tỏ mình là một trong những người thuộc nhóm đẳng cấp nào đấy. Còn những người mua sắm tại vì họ cô đơn, họ thích cảm giác mua đồ. và trao đổi với người bán hàng ấy, cũng có những người mua sắm. vì họ cần một cái gì đó mới trong cuộc sống để tạo một cái cú đẩy cho tinh thần của họ.

Nói chung là ti tỉ thứ, phân tích ra thì nó cũng phức tạp lắm, nhưng mà đơn giản mà nói. thì mỗi khi định mua cái gì bạn cần tự hỏi một câu:. “Mình có thật sự cần cái này không, hay là chỉ thích thôi?”. “Nếu không mua thì có chết không?”. Nếu chỉ thích thôi thì bạn có thể làm giống mình, tức là. chưa mua vội mà để đó một tuần. Một tuần sau đó nếu vẫn còn tha thiết muốn mua thì đi mua. Còn nếu như một tuần sau mà cảm thấy cũng chả thích như trước í. thì thôi không mua nữa. Mình biết nhiều khi là. đang thấy một cái gì mà thích lên, thì cảm xúc nó dâng lên cao. và rất, rất, rất khó để cưỡng lại quyết định mua ngay lập tức. Nhưng đây không phải là ép buộc bạn không được mua nữa. Nếu bạn tự nói với bản thân là nếu một tuần nữa mình còn thích thì mình sẽ mua. chứ đây không phải nói là không mua. Nếu bạn tự nhắc mình như vậy thì cái việc bỏ món đồ xuống và bước ra khỏi cửa hàng.

Nó sẽ dễ dàng đối với bạn hơn nhiều. Nếu chẳng may mà một tuần nữa cái món đấy nó bán hết thì thôi. kiểu gì chả có cái đẹp hơn, đúng không. Làm gì có cái gì trên đời mà không có các khác đẹp hơn, không có cái khác thích hơn. nói chung là không phải lo, nhá :). Mẹo thứ 5 của mình dành cho bạn là thay thế một phần các hoạt động giải trí bên ngoài với ở nhà. Cái này không có công thức chung nhá, bạn phải áp dụng. như thế nào cho phù hợp với thói quen và hoàn cảnh sống của bạn. Mình sẽ chỉ đưa ra cho bạn những ví dụ của cá nhân mình như sau để bạn tham khảo. Mình rất thích đi xem phim, nhưng mà mình cố gắng chỉ ra rạp xem phim hành động hoặc là kinh dị thôi. tại vì những cái thể loại phim này ngoài rạp mới có màn hình lớn, âm thanh các thứ. xem nó mới sướng. Còn những các thứ như phim hài, phim tâm lý thì thuê trên Itunes.

Xem ở nhà cũng rất là thoải mái rồi. mà chi phí thì nó sẽ giảm hẳn. Hoặc là thay vì ăn ngoài nhiều thì mình cố gắng nấu cơm ở nhà nhiều hơn. thi thoảng thay vì đi ăn với bạn bè thì mình rủ bạn sang nhà. nấu nướng ăn cũng rất là vui mà tiết kiệm hơn nữa. Thay vì lúc nào đi chơi lúc nào cũng là đi trung tâm thương mại. thì mình đi hiệu sách cũng rất là vui mà mình lại tránh được cái việc nổi hứng mua sắm quá nhiều ấy. Đại khái đối với mình là như vậy, còn đối với bạn thì ngày hôm nay. bạn hãy ngồi nghĩ lại xem cái thú vui tốn kém nhất của bạn là gì. và nghĩ xem có cái cách nào thay thế để vẫn vui mà lại tiết kiệm hơn không nha. Mẹo cuối cùng là mua đồ dùng đắt tiền. nghe nó hơi không ổn đúng không. nhưng mình tin rằng bạn đã biết cái điều này rồi. Đồ đắt mà bền, đẹp, dùng được lâu ấy. thì rẻ hơn cái đồ rẻ dùng vài lần là vứt.

Nhiều bạn có thể nghĩ Ừ nhưng mà đã không có tiền ngay từ đầu. thì lấy đâu ra tiền mà mua đồ tốt đúng không? Đồng ý!. Nhưng bạn không cần nhiều như bạn nghĩ. Ví dụ, thay vì bạn mua một bộ bàn ghế kệ sách rẻ. để phù hợp với số tiền bạn có thì đừng mua cái kệ sách vội. Mua cái bộ bàn ghế tốt cái đã. vì bàn ghế quan trọng hơn, rồi để dành tiền. mua tiếp cái kệ sách tốt. Cái bộ bàn ghế và cái kệ sách đó sẽ đẹp hơn. và nó sẽ đi cùng bạn trong một thời gian dài. Và như thế thì tốt hơn là mua một bộ rẻ rẻ, bình bình, không ưng lắm. xong rồi vài bữa nó lại long ốc, mối mọt các thứ. thì cuối cùng tính ra còn tốn tiền hơn. Đối với quần áo, giày, túi cũng thế thôi. Bạn phải tính ra cái costper-use. tức là chi phí cho mỗi lần sử dụng. 1 cái áo 1 triệu mà mặc được 100 lần thì rẻ hơn là cái áo 500 nghìn. mà giặt 3 lần là phai màu, hỏng vải các thứ.

3 cái áo rẻ không bằng 1 cái áo sang trọng, bền đẹp bạn nha. Hy vọng các bạn thích video vừa rồi. và sẽ có thể áp dụng một số mẹo mà mình đã chia sẻ. Nhớ nhá, không có công thức chung cho tất cả mọi người. mà bạn sẽ cần áp dụng như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Tuổi trẻ bạn có tri thức, có sức khỏe, có internet. bạn cần nhận ra cái sự may mắn của bạn khi có quá nhiều điều kiện và cơ hội. để kiếm cho mình nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Nhưng mà mặt khác, cha mẹ nói “tiết kiệm đi”. là vẫn có cái đúng của cha mẹ. Người ta nói, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, ha :). Nếu mà bạn có kinh nghiệm gì hay thì comment để chia sẻ với mình phía dưới nha. và cũng đừng quên like cũng như subscribe. vì mình sẽ quay lại với rất nhiều video nữa. Nhớ xem blog của mình ở trên giangoi.com và nghe radio trên soundcloud “Giang Ơi Radio” nhé.

https://youtu.be/VXmEkl825WgMẹo xài tiền cho người không biết giữ tiền
Làm lụng chỉ để cất tiền đi à? Sống mà không hưởng. thì sống làm gì nữa, vv…. Chào các bạn! Video ngày hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn. 6 mẹo xài tiền dành cho những người không biết xài tiền. Không